Truy cập

Hôm nay:
684
Hôm qua:
5994
Tuần này:
25289
Tháng này:
145143
Tất cả:
6391891

Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên động vật.

Để tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại, đặc biệt tập trung quản lý chặt chẽ đàn chó và nâng cao tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó nuôi, hạn chế tối đa lây truyền bệnh dại cho người, giảm thiểu số người bị chó cắn và số người tử vong do bệnh dại, UBND thị xã vừa ban hành văn bản về “tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dại trên động vật”.

benh-dai.jpg
Ảnh minh họa.

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut dại gây ra. Bệnh lây truyền qua nước bọt của động vật bị bệnh bài tiết ra ngoài theo vết cắn, vết liếm, vết xước trên da bị rách hoặc qua màng niêm mạc vào cơ thể. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xếp bệnh dại đứng hàng thứ 12 trong các bệnh truyền nhiễm gây tử vong cho con người. Việt Nam là một trong những nước nằm trong vùng dịch tễ có nguy cơ cao. Cụ thể, năm 2019, Việt Nam có 11.197 người bị chó, mèo cắn và phải đi điều trị dự phòng. Nguyên nhân chủ yếu là do đàn chó nuôi không được tiêm phòng bệnh Dại triệt để; hiện tượng chó nuôi thả rông chưa được quản lý dẫn đến nhiều người bị chó cắn. Đặc biệt là một số người bị chó cắn không đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị dự phòng, do đó bị phát bệnh Dại và tử vong. Trong thời gian tới là thời điểm giao mùa nguy cơ bệnh Dại bùng phát lây lan là rất cao.

Do vậy, để chủ động ngăn chặn có hiệu quả bệnh Dại bùng phát trên địa bàn thị xã, hạn chế thấp nhất số người tử vong do bệnh Dại, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đảm bảo an sinh xã hội, Chủ tịch UBND thị xã yêu cầu Chủ tịch UBND các phường, xã, tập trung thực hiện rà soát, thống kê, quản lý số lượng chó, mèo nuôi trên địa bàn; Tổ chức tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo nuôi đảm bảo phải đạt 100% diện tiêm. Những trường hợp cố tình không thực hiện việc tiêm phòng phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, đồng thời địa phương nào để xảy ra tình trạng chó, mèo mắc bệnh Dại (do không tiêm phòng) cắn người, gây tử vong thì người đứng đầu địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thị xã và pháp luật.

Bên cạnh đó, các ngành chức năng và các địa phương phân công lực lượng thực hiện tuần tra; yêu cầu chủ vật nuôi cam kết không thả rông chó, đeo rọ mõm cho chó, có dây xích và có người dắt khi đưa ra nơi công cộng; thực hiện bắt giữ chó thả rông và xử lý theo quy định; Tăng cường giám sát đến tận thôn, khu phố để phát hiện sớm bệnh Dại trên động vật, có biện pháp xử lý, ngăn chặn và khống chế dịch bệnh kịp thời; Thực hiện tốt công tác kiểm soát vận chuyển, buôn bán chó, mèo theo đúng quy định; nghiêm cấm việc vận chuyển, giết mổ chó, mèo nghi mắc bệnh Dại và ốm, chết không rõ nguyên nhân. Cùng với đó, tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng đến cộng đồng dân cư về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh Dại và các biện pháp phòng, chống bệnh; công khai địa chỉ các cơ sở y tế và hướng dẫn người bị chó cắn đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, ngăn ngừa tử vong do bệnh Dại.

Để phòng, chống bệnh Dại đạt hiệu quả cao, Chủ tịch UBND thị xã cũng đề nghị nhân dân cư cần nâng cao ý thức trong việc giám sát, phát hiện, thông báo cho cơ quan thú y và cơ sở y tế các trường hợp chó, mèo, động vật nghi mắc bệnh Dại để xử lý kịp thời.
Nguyễn Tới

Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên động vật.

Để tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại, đặc biệt tập trung quản lý chặt chẽ đàn chó và nâng cao tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó nuôi, hạn chế tối đa lây truyền bệnh dại cho người, giảm thiểu số người bị chó cắn và số người tử vong do bệnh dại, UBND thị xã vừa ban hành văn bản về “tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dại trên động vật”.

benh-dai.jpg
Ảnh minh họa.

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut dại gây ra. Bệnh lây truyền qua nước bọt của động vật bị bệnh bài tiết ra ngoài theo vết cắn, vết liếm, vết xước trên da bị rách hoặc qua màng niêm mạc vào cơ thể. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xếp bệnh dại đứng hàng thứ 12 trong các bệnh truyền nhiễm gây tử vong cho con người. Việt Nam là một trong những nước nằm trong vùng dịch tễ có nguy cơ cao. Cụ thể, năm 2019, Việt Nam có 11.197 người bị chó, mèo cắn và phải đi điều trị dự phòng. Nguyên nhân chủ yếu là do đàn chó nuôi không được tiêm phòng bệnh Dại triệt để; hiện tượng chó nuôi thả rông chưa được quản lý dẫn đến nhiều người bị chó cắn. Đặc biệt là một số người bị chó cắn không đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị dự phòng, do đó bị phát bệnh Dại và tử vong. Trong thời gian tới là thời điểm giao mùa nguy cơ bệnh Dại bùng phát lây lan là rất cao.

Do vậy, để chủ động ngăn chặn có hiệu quả bệnh Dại bùng phát trên địa bàn thị xã, hạn chế thấp nhất số người tử vong do bệnh Dại, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đảm bảo an sinh xã hội, Chủ tịch UBND thị xã yêu cầu Chủ tịch UBND các phường, xã, tập trung thực hiện rà soát, thống kê, quản lý số lượng chó, mèo nuôi trên địa bàn; Tổ chức tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo nuôi đảm bảo phải đạt 100% diện tiêm. Những trường hợp cố tình không thực hiện việc tiêm phòng phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, đồng thời địa phương nào để xảy ra tình trạng chó, mèo mắc bệnh Dại (do không tiêm phòng) cắn người, gây tử vong thì người đứng đầu địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thị xã và pháp luật.

Bên cạnh đó, các ngành chức năng và các địa phương phân công lực lượng thực hiện tuần tra; yêu cầu chủ vật nuôi cam kết không thả rông chó, đeo rọ mõm cho chó, có dây xích và có người dắt khi đưa ra nơi công cộng; thực hiện bắt giữ chó thả rông và xử lý theo quy định; Tăng cường giám sát đến tận thôn, khu phố để phát hiện sớm bệnh Dại trên động vật, có biện pháp xử lý, ngăn chặn và khống chế dịch bệnh kịp thời; Thực hiện tốt công tác kiểm soát vận chuyển, buôn bán chó, mèo theo đúng quy định; nghiêm cấm việc vận chuyển, giết mổ chó, mèo nghi mắc bệnh Dại và ốm, chết không rõ nguyên nhân. Cùng với đó, tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng đến cộng đồng dân cư về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh Dại và các biện pháp phòng, chống bệnh; công khai địa chỉ các cơ sở y tế và hướng dẫn người bị chó cắn đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, ngăn ngừa tử vong do bệnh Dại.

Để phòng, chống bệnh Dại đạt hiệu quả cao, Chủ tịch UBND thị xã cũng đề nghị nhân dân cư cần nâng cao ý thức trong việc giám sát, phát hiện, thông báo cho cơ quan thú y và cơ sở y tế các trường hợp chó, mèo, động vật nghi mắc bệnh Dại để xử lý kịp thời.
Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC