Truy cập

Hôm nay:
1814
Hôm qua:
5994
Tuần này:
26419
Tháng này:
146273
Tất cả:
6393021

Tập trung xử lý nghiêm tình trạng bày bán hàng hóa lấn chiểm vỉa hè, lề đường trái quy định

Trong thời gian qua, trên địa bàn Thị xã xảy ra tình trạng nhiều hộ dân lấn chiếm lòng, lề đường, lấn chiếm hành lang ATGT để làm các dịch vụ như: bày bán hàng hóa, họp chợ cóc, kinh doanh vật liệu, sửa xe, vá săm lốp ô tô...gây mất trật tự an toàn giao thông, mất mỹ quan đô thị.

Hang rong.jpg


Theo quy định của pháp luật, hành vi lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh, buôn bán đã vi phạm Điều 36 Luật giao thông đường bộ năm 2008 về mục đích sử dụng lòng đường, hè phố và các hoạt động khác trên đường phố. Về mức xử phạt hành chính được quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 46/2016/NĐ-CP Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt như sau:

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình tạm thời khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ; Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông.

Quy định của pháp luật là vậy, nhưng vì nhiều nguyên nhân, tình trạng lấn chiếm lòng lề đường làm nơi kinh doanh buôn bán vẫn không được giải quyết triệt để, gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông và mỹ quan đô thị. Đặc biệt, trong những ngày qua, tại khu vực cổng chợ phụ phía nam Bỉm Sơn, đường Hai Bà Trưng, đoạn qua địa bàn phường Phú Sơn, dọc bờ sông Tam Điệp, diễn ra tình trạng họp chợ trái phép.Trong bối cảnh cả đất nước đang gồng mình chống dịch, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, rất rõ rằng phải thực hiện cách ly toàn xã hội, mọi người dân phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tối thiểu 2m nơi công cộng, kể cả lúc đi chợ, đi siêu thị...

Trước tình hình trên, UBND Thị xã đã ban hành văn bản 962/UBND-QLĐT ngày 03/4/2020, trong đó yêu cầu UBND các phường tập trung xử lý nghiêm tình trạng bày bán hàng hóa lấn chiểm vỉa hè, lề đường trên các tuyến, giải tỏa ngay các chợ cóc, chợ tạm phát sinh trái quy định của pháp luật, nhất là trên các tuyến đường Hai Bà Trung và khu vực ngã tư 5 tầng.

Qua trao đổi với ông Nguyễn Xuân Lâm - Phó Chủ tịch UBND phường Phú Sơn cho biết: Đối với chợ tự phát khu vực đường Hai Bà Trưng, trong nhiều năm trở lại đây, phường đã nhiều lần ra quân tuyên truyền, nhắc nhở, xử lý và dẹp bỏ nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả triệt để. Gần đây nhất, sau khi Thủ Tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 15 về “Quyết liệt thực hiện cao điểmphòng chống dịch Covid-19”; và Chỉ thị số 10 của UBND tỉnh Thanh Hóa về “tập trung thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, ngày 29/3, lực lượng chức năng của phường gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, Công chức địa chính – Xây dựng, Công an phường, bảo vệ dân phố...đã trực tiếp đi kiểm tra, tuyên truyền và nhắc nhở đối với các hộ bày bán hoa quả, thực phẩm tươi sống, đặt biển hiệu quảng cáo, đỗ xe sai quy định trên tuyến đường Hai Bà Trưng. Phường đã gửi Thông báo số 23/TB-UBND ngày 28/3/2020 về việc xử lý các vi phạm trật tự ATGT trên tuyến đường Hai Bà Trưng và yêu cầu các hộ kinh doanh ký cam kết không vi phạm. Sau thời gian tuyên truyền, nhắc nhở, đến ngày 4/4/2020, phường đã chỉ đạo lực lượng chức năng lập biên bản xử lý 7 trường hợp vi phạm hành chính; thu giữ 3kg cua ốc, 5 kg rau củ quả, 8kg hoa quả và nhiều vật dụng khác...Đặc biệt, trong thời gian cao điểm thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phú, từ nay đến 15/4, Phường thành lập đội thường trực gồm: Công an khu vực, Công chức địa chính, bảo vệ dân phố..thực hiện cắm chốt tại khu vực cổng chợ Phía Nam từ 6h sáng đến khi tan chợ, nhằm đảm bảo tuyệt đối không có tình trạng "chợ cóc", "chợ tạm" lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông làm nơi buôn bán và gây ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh.

Về giải pháp xóa bỏ hoàn toàn “chợ cóc”, chợ tự phát trên tuyến đường Hai Bà Trưng, ông Nguyễn Xuân Lâm – Phó Chủ tịch UBND phường chia sẻ: Sau đợt cao điểm, UBND phường sẽ nghiên cứu và tham mưu, đề xuất với UBND Thị xã giải pháp mang lại hiệu lâu dài. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là phường hiện nay là không có nhân lực để thành lập lực lượng thường trực đảm bảo trật tự ATGT tại đây. Những người bán hàng ở đây luôn tìm mọi cách để tiếp tục buôn bán, đuổi hôm nay thì mai lại họp tiếp. Khi có lực lượng chức năng đến thì gói gém lại cất, khi không có thì lại mở ra bày bán. Mặt khác, phường không có kinh phí chi trả cho bộ phận bảo vệ dân phố, hợp đồng công việc thường trực tại khu vực này. Bên cạnh đó, một bộ phận người dân có thói quen tiện đâu mua đó, ngại mất công vào chợ nên chợ tự phát vẫn còn “đất sống”.

Thiết nghĩ, để việc xóa bỏ chợ tự phát trên địa bàn đạt hiệu quả lâu dài, triệt để, rất cần chính quyền địa phương cần có biện pháp quyết liệt và chế tài đủ mạnh; đồng thời mỗi người dân cũng cần nâng cao ý thức, thay đổi thói quen tiện đâu mua đó...góp phần phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn giao thông và xây dựng nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn.

Phạm Thúy

Tập trung xử lý nghiêm tình trạng bày bán hàng hóa lấn chiểm vỉa hè, lề đường trái quy định

Trong thời gian qua, trên địa bàn Thị xã xảy ra tình trạng nhiều hộ dân lấn chiếm lòng, lề đường, lấn chiếm hành lang ATGT để làm các dịch vụ như: bày bán hàng hóa, họp chợ cóc, kinh doanh vật liệu, sửa xe, vá săm lốp ô tô...gây mất trật tự an toàn giao thông, mất mỹ quan đô thị.

Hang rong.jpg


Theo quy định của pháp luật, hành vi lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh, buôn bán đã vi phạm Điều 36 Luật giao thông đường bộ năm 2008 về mục đích sử dụng lòng đường, hè phố và các hoạt động khác trên đường phố. Về mức xử phạt hành chính được quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 46/2016/NĐ-CP Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt như sau:

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình tạm thời khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ; Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông.

Quy định của pháp luật là vậy, nhưng vì nhiều nguyên nhân, tình trạng lấn chiếm lòng lề đường làm nơi kinh doanh buôn bán vẫn không được giải quyết triệt để, gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông và mỹ quan đô thị. Đặc biệt, trong những ngày qua, tại khu vực cổng chợ phụ phía nam Bỉm Sơn, đường Hai Bà Trưng, đoạn qua địa bàn phường Phú Sơn, dọc bờ sông Tam Điệp, diễn ra tình trạng họp chợ trái phép.Trong bối cảnh cả đất nước đang gồng mình chống dịch, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, rất rõ rằng phải thực hiện cách ly toàn xã hội, mọi người dân phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tối thiểu 2m nơi công cộng, kể cả lúc đi chợ, đi siêu thị...

Trước tình hình trên, UBND Thị xã đã ban hành văn bản 962/UBND-QLĐT ngày 03/4/2020, trong đó yêu cầu UBND các phường tập trung xử lý nghiêm tình trạng bày bán hàng hóa lấn chiểm vỉa hè, lề đường trên các tuyến, giải tỏa ngay các chợ cóc, chợ tạm phát sinh trái quy định của pháp luật, nhất là trên các tuyến đường Hai Bà Trung và khu vực ngã tư 5 tầng.

Qua trao đổi với ông Nguyễn Xuân Lâm - Phó Chủ tịch UBND phường Phú Sơn cho biết: Đối với chợ tự phát khu vực đường Hai Bà Trưng, trong nhiều năm trở lại đây, phường đã nhiều lần ra quân tuyên truyền, nhắc nhở, xử lý và dẹp bỏ nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả triệt để. Gần đây nhất, sau khi Thủ Tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 15 về “Quyết liệt thực hiện cao điểmphòng chống dịch Covid-19”; và Chỉ thị số 10 của UBND tỉnh Thanh Hóa về “tập trung thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, ngày 29/3, lực lượng chức năng của phường gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, Công chức địa chính – Xây dựng, Công an phường, bảo vệ dân phố...đã trực tiếp đi kiểm tra, tuyên truyền và nhắc nhở đối với các hộ bày bán hoa quả, thực phẩm tươi sống, đặt biển hiệu quảng cáo, đỗ xe sai quy định trên tuyến đường Hai Bà Trưng. Phường đã gửi Thông báo số 23/TB-UBND ngày 28/3/2020 về việc xử lý các vi phạm trật tự ATGT trên tuyến đường Hai Bà Trưng và yêu cầu các hộ kinh doanh ký cam kết không vi phạm. Sau thời gian tuyên truyền, nhắc nhở, đến ngày 4/4/2020, phường đã chỉ đạo lực lượng chức năng lập biên bản xử lý 7 trường hợp vi phạm hành chính; thu giữ 3kg cua ốc, 5 kg rau củ quả, 8kg hoa quả và nhiều vật dụng khác...Đặc biệt, trong thời gian cao điểm thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phú, từ nay đến 15/4, Phường thành lập đội thường trực gồm: Công an khu vực, Công chức địa chính, bảo vệ dân phố..thực hiện cắm chốt tại khu vực cổng chợ Phía Nam từ 6h sáng đến khi tan chợ, nhằm đảm bảo tuyệt đối không có tình trạng "chợ cóc", "chợ tạm" lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông làm nơi buôn bán và gây ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh.

Về giải pháp xóa bỏ hoàn toàn “chợ cóc”, chợ tự phát trên tuyến đường Hai Bà Trưng, ông Nguyễn Xuân Lâm – Phó Chủ tịch UBND phường chia sẻ: Sau đợt cao điểm, UBND phường sẽ nghiên cứu và tham mưu, đề xuất với UBND Thị xã giải pháp mang lại hiệu lâu dài. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là phường hiện nay là không có nhân lực để thành lập lực lượng thường trực đảm bảo trật tự ATGT tại đây. Những người bán hàng ở đây luôn tìm mọi cách để tiếp tục buôn bán, đuổi hôm nay thì mai lại họp tiếp. Khi có lực lượng chức năng đến thì gói gém lại cất, khi không có thì lại mở ra bày bán. Mặt khác, phường không có kinh phí chi trả cho bộ phận bảo vệ dân phố, hợp đồng công việc thường trực tại khu vực này. Bên cạnh đó, một bộ phận người dân có thói quen tiện đâu mua đó, ngại mất công vào chợ nên chợ tự phát vẫn còn “đất sống”.

Thiết nghĩ, để việc xóa bỏ chợ tự phát trên địa bàn đạt hiệu quả lâu dài, triệt để, rất cần chính quyền địa phương cần có biện pháp quyết liệt và chế tài đủ mạnh; đồng thời mỗi người dân cũng cần nâng cao ý thức, thay đổi thói quen tiện đâu mua đó...góp phần phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn giao thông và xây dựng nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn.

Phạm Thúy

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC