Truy cập

Hôm nay:
713
Hôm qua:
3748
Tuần này:
713
Tháng này:
22424
Tất cả:
6436741

Đảng bộ thị xã Bỉm Sơn – 45 năm xây dựng và phát triển

Thị xã Bỉm Sơn - vùng địa đầu Xứ Thanh, có vị trí chiến lược trọng yếu trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, chứa đựng những tiềm năng to lớn để phát triển công nghiệp và xây dựng đô thị. 45 năm qua, được sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, của Tỉnh, Đảng bộ thị xã Bỉm Sơn đã đảm đương vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị và Nhân dân dốc sức, đồng lòng thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng –an ninh, xây dựng thị xã Bỉm Sơn ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Sau chiến thắng Mùa Xuân năm 1975, kết thúc oanh liệt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, việc triển khai kế hoạch xây dựng nhà máy xi măng khu vực Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã đặt ra vấn đề cấp bách về tổ chức quản lý xã hội khu công nghiệp Bỉm Sơn. Ngày 29/6/1977 Bộ trưởng Phủ Thủ tướng đã ký Quyết định 140/BT phê chuẩn việc thành lập Thị trấn Bỉm Sơn trực thuộc tỉnh Thanh Hoá. Đến ngày 26/10/1977, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 1014-QĐ/TU Về Thành lập Ban chấp hành lâm thời Đảng bộ thị trấn Bỉm Sơn; Tiếp đó, ngày 7/11/1977, tại Hội trường Đoàn Địa chất 306, đại diện Tỉnh ủy Thanh Hóa đã công bố Quyết định số 1014-QĐ/TU Về Thành lập Ban chấp hành lâm thời Đảng bộ thị trấn Bỉm Sơn; chỉ định đồng chí Phạm Như Nhuần làm Bí thư, đồng chí Tống Văn Ký là Phó Bí thư Thường trực. Kể từ đó, ngày 7/11/1977 được lựa chọn là ngày kỷ niệm thành lập Đảng bộ thị xã Bỉm Sơn.

Trải qua các giai đoạn phát triển, Đảng bộ và Nhân dân Thị xã đã vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng, nỗ lực phát triển kinh tế, xã hội, tăng cường công tác xây dựng Đảng, chính quyền, phát huy dân chủ, động viên các phong trào quần chúng thi đua lao động sản xuất để xây dựng quê hương. Nhờ đó, đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc phát triển Thị xã lớn mạnh như ngày nay, cụ thể như:

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thị xã, Chính quyền và các ngành liên quan luôn chú trọng thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp hệ thống giao thông, mạng lưới điện, hệ thống y tế,… góp phần phục vụ tốt cho nhân dân. Hiện nay, mạng lưới giao thông thị xã Bỉm Sơn đạt 136 km bao gồm cả đường Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, đường Tỉnh lộ 7, đường liên huyện và hệ thống giao thông nội thị, mật độ giao thông đạt 5km/km2. Nguồn điện thị xã Bỉm Sơn được cấp từ4 trạm 110KV với 2 trạm trung gian 35/6KV và 75 trạm hạ thế 6/0,4KV;tổng điện năng tiêu thụ là609,62 triệuKW/h/năm. Các cơ sở y tế đều được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, chất lượng khám, chữa bệnh ngày càng được nâng cao đảm bảo phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Bên cạnh đó, phát huy lợi thế có trữ lượng lớn khoáng sản là đá vôi, đá sét, Bỉm Sơn trở thành thủ phủ công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa với hàng loạt các khu công nghiệp, tập trung vào các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp khai khoáng, công nghiệp cơ khí và chế tạo ô tô. Các khu công nghiệp và tổ hợp công nghiệp lớn có thể kể đến như: khu công nghiệp Bỉm Sơn có tổng diện tích hơn 600ha; tổ hợp nhà máy xi măng Bỉm Sơn, xi măng Long Sơn; Nhà máy ô tô VEAM, Công ty VAUDE, … Hàng năm, các doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực công nghiệp đã đóng góp cho ngân sách của tỉnh Thanh Hóa hàng chục ngàn tỷ đồng, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương và đóng góp không nhỏ vào công tác an sinh xã hội trên địa bàn thị xã.

Chặng đường 45 năm xây dựng và trưởng thành, qua 11 kỳ Đại hội, Đảng bộ và nhân dân Bỉm Sơn luôn đoàn kết, sáng tạo, chung sức, chung lòng vượt qua mọi khó khăn, bám sát đường lối lãnh đạo của Đảng, của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thanh Hoá; tranh thủ thời cơ, nỗ lực phấn đấu đạt được những kết quả vững chắc và khá toàn diện. Từ một vùng đất hoang sơ, biệt lập, dân cư nghèo nàn, thưa thớt đến nay, nền kinh tế địa bàn luôn tăng trưởng khá, cơ sở hạ tầng đô thị từng bước được đầu tư; đời sống nhân dân được nâng cao; địa phương trở thành đô thị công nghiệp được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ xác định là hạt nhân vùng kinh tế động lực phía Bắc của Tỉnh.

Năm 2021, tổng giá trị sản xuất địa bàn (theo giá so sánh 2010) ước đạt 29.511,6 tỷ đồng, đạt 100,2% KH, tăng 15,9% so CK. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Công nghiệp - Xây dựng chiếm 77,38%; Dịch vụ chiếm 21,77%; Nông - Lâm - Thủy sản chiếm 0,85 %. Thu nhập bình quân trên đầu người ước đạt 68,6 triệu đồng/năm, đạt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Dự ước năm 2022, tổng giá trị sản xuất địa bàn (theo giá 2010) đạt 33.304,8 tỷ đồng, đạt 100,23% KH, tăng 12,85% so CK.

Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế, Đảng bộ đã quan tâm xây dựng và phát triển đô thị theo hướng bền vững, hiện đại; Quy hoạch chung thị xã được điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với tình hình hiện nay. Bên cạnh đó, trên cơ sở nền kinh tế phát triển, hoạt động văn hoá – xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ. Sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo thị xã liên tục phát triển; Chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng được nâng cao. Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá; xây dựng nông thôn mới gắn với văn minh đô thị… được đẩy mạnh; Các vấn đề chính sách xã hội được quan tâm thực hiện;đến nay tỷ lệ hộ nghèo còn 1,22%. Công tác QP-AN được chú trọng, an ninh chính trị luôn ổn định và giữ vững, trật tự an toàn xã hội bảo đảm, tệ nạn xã hội giảm đáng kể.

Cùng với thành tựu lãnh đạo phát triển kinh tế, xã hội, công tác xây dựng Đảng luôn được Đảng bộ Thị xã quan tâm, thực hiện đồng bộ, thống nhất và nghiêm túc trên cả ba mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức. Nhờ đó, liên tục nhiều năm liền, Đảng bộ Thị xã giữ vững danh hiệu vững mạnh. Từ 21 tổ chức cơ sở Đảng với trên 500 đảng viên những ngày đầu mới thành lập, đến nay Đảng bộ đã phát triển trên 4.000 đảng viên sinh hoạt tại 35 tổ chức cơ sở Đảng. Hầu hết đảng viên có trình độ THPT, hàng ngàn cán bộ đảng viên có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học. Có thể thấy, sự phát triển trưởng thành của đảng bộ và hệ thống chính trị là nhân tố bảo đảm cho sự nghiệp phát triển của thị xã vững chắc, đạt những thành tựu mới to lớn hơn.

45 năm xây dựng và phát triển, với những thành tích đạt được trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, hàng ngàn cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn thị xã đã được Đảng, Nhà nước, chính phủ, các bộ ngành trung ương, được Tỉnh ủy, UBND Tỉnh tặng nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quý như: Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương độc lập, Huân chương lao động, danh hiệu tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, Cờ thi đua, Bằng khen và nhiều phần thưởng khác.

Những kết quả đã đạt được trong suốt chặng đường vẻ vang 45 năm xây dựng và phát triển sẽ là hành trang quý báu, là cơ sở, tiền đề để Đảng bộ và nhân dân trên địa bàn Bỉm Sơn thêm vững tin tiếp tục phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đề ra.
Nguyễn Tới

Đảng bộ thị xã Bỉm Sơn – 45 năm xây dựng và phát triển

Thị xã Bỉm Sơn - vùng địa đầu Xứ Thanh, có vị trí chiến lược trọng yếu trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, chứa đựng những tiềm năng to lớn để phát triển công nghiệp và xây dựng đô thị. 45 năm qua, được sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, của Tỉnh, Đảng bộ thị xã Bỉm Sơn đã đảm đương vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị và Nhân dân dốc sức, đồng lòng thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng –an ninh, xây dựng thị xã Bỉm Sơn ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Sau chiến thắng Mùa Xuân năm 1975, kết thúc oanh liệt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, việc triển khai kế hoạch xây dựng nhà máy xi măng khu vực Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã đặt ra vấn đề cấp bách về tổ chức quản lý xã hội khu công nghiệp Bỉm Sơn. Ngày 29/6/1977 Bộ trưởng Phủ Thủ tướng đã ký Quyết định 140/BT phê chuẩn việc thành lập Thị trấn Bỉm Sơn trực thuộc tỉnh Thanh Hoá. Đến ngày 26/10/1977, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 1014-QĐ/TU Về Thành lập Ban chấp hành lâm thời Đảng bộ thị trấn Bỉm Sơn; Tiếp đó, ngày 7/11/1977, tại Hội trường Đoàn Địa chất 306, đại diện Tỉnh ủy Thanh Hóa đã công bố Quyết định số 1014-QĐ/TU Về Thành lập Ban chấp hành lâm thời Đảng bộ thị trấn Bỉm Sơn; chỉ định đồng chí Phạm Như Nhuần làm Bí thư, đồng chí Tống Văn Ký là Phó Bí thư Thường trực. Kể từ đó, ngày 7/11/1977 được lựa chọn là ngày kỷ niệm thành lập Đảng bộ thị xã Bỉm Sơn.

Trải qua các giai đoạn phát triển, Đảng bộ và Nhân dân Thị xã đã vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng, nỗ lực phát triển kinh tế, xã hội, tăng cường công tác xây dựng Đảng, chính quyền, phát huy dân chủ, động viên các phong trào quần chúng thi đua lao động sản xuất để xây dựng quê hương. Nhờ đó, đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc phát triển Thị xã lớn mạnh như ngày nay, cụ thể như:

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thị xã, Chính quyền và các ngành liên quan luôn chú trọng thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp hệ thống giao thông, mạng lưới điện, hệ thống y tế,… góp phần phục vụ tốt cho nhân dân. Hiện nay, mạng lưới giao thông thị xã Bỉm Sơn đạt 136 km bao gồm cả đường Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, đường Tỉnh lộ 7, đường liên huyện và hệ thống giao thông nội thị, mật độ giao thông đạt 5km/km2. Nguồn điện thị xã Bỉm Sơn được cấp từ4 trạm 110KV với 2 trạm trung gian 35/6KV và 75 trạm hạ thế 6/0,4KV;tổng điện năng tiêu thụ là609,62 triệuKW/h/năm. Các cơ sở y tế đều được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, chất lượng khám, chữa bệnh ngày càng được nâng cao đảm bảo phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Bên cạnh đó, phát huy lợi thế có trữ lượng lớn khoáng sản là đá vôi, đá sét, Bỉm Sơn trở thành thủ phủ công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa với hàng loạt các khu công nghiệp, tập trung vào các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp khai khoáng, công nghiệp cơ khí và chế tạo ô tô. Các khu công nghiệp và tổ hợp công nghiệp lớn có thể kể đến như: khu công nghiệp Bỉm Sơn có tổng diện tích hơn 600ha; tổ hợp nhà máy xi măng Bỉm Sơn, xi măng Long Sơn; Nhà máy ô tô VEAM, Công ty VAUDE, … Hàng năm, các doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực công nghiệp đã đóng góp cho ngân sách của tỉnh Thanh Hóa hàng chục ngàn tỷ đồng, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương và đóng góp không nhỏ vào công tác an sinh xã hội trên địa bàn thị xã.

Chặng đường 45 năm xây dựng và trưởng thành, qua 11 kỳ Đại hội, Đảng bộ và nhân dân Bỉm Sơn luôn đoàn kết, sáng tạo, chung sức, chung lòng vượt qua mọi khó khăn, bám sát đường lối lãnh đạo của Đảng, của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thanh Hoá; tranh thủ thời cơ, nỗ lực phấn đấu đạt được những kết quả vững chắc và khá toàn diện. Từ một vùng đất hoang sơ, biệt lập, dân cư nghèo nàn, thưa thớt đến nay, nền kinh tế địa bàn luôn tăng trưởng khá, cơ sở hạ tầng đô thị từng bước được đầu tư; đời sống nhân dân được nâng cao; địa phương trở thành đô thị công nghiệp được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ xác định là hạt nhân vùng kinh tế động lực phía Bắc của Tỉnh.

Năm 2021, tổng giá trị sản xuất địa bàn (theo giá so sánh 2010) ước đạt 29.511,6 tỷ đồng, đạt 100,2% KH, tăng 15,9% so CK. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Công nghiệp - Xây dựng chiếm 77,38%; Dịch vụ chiếm 21,77%; Nông - Lâm - Thủy sản chiếm 0,85 %. Thu nhập bình quân trên đầu người ước đạt 68,6 triệu đồng/năm, đạt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Dự ước năm 2022, tổng giá trị sản xuất địa bàn (theo giá 2010) đạt 33.304,8 tỷ đồng, đạt 100,23% KH, tăng 12,85% so CK.

Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế, Đảng bộ đã quan tâm xây dựng và phát triển đô thị theo hướng bền vững, hiện đại; Quy hoạch chung thị xã được điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với tình hình hiện nay. Bên cạnh đó, trên cơ sở nền kinh tế phát triển, hoạt động văn hoá – xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ. Sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo thị xã liên tục phát triển; Chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng được nâng cao. Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá; xây dựng nông thôn mới gắn với văn minh đô thị… được đẩy mạnh; Các vấn đề chính sách xã hội được quan tâm thực hiện;đến nay tỷ lệ hộ nghèo còn 1,22%. Công tác QP-AN được chú trọng, an ninh chính trị luôn ổn định và giữ vững, trật tự an toàn xã hội bảo đảm, tệ nạn xã hội giảm đáng kể.

Cùng với thành tựu lãnh đạo phát triển kinh tế, xã hội, công tác xây dựng Đảng luôn được Đảng bộ Thị xã quan tâm, thực hiện đồng bộ, thống nhất và nghiêm túc trên cả ba mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức. Nhờ đó, liên tục nhiều năm liền, Đảng bộ Thị xã giữ vững danh hiệu vững mạnh. Từ 21 tổ chức cơ sở Đảng với trên 500 đảng viên những ngày đầu mới thành lập, đến nay Đảng bộ đã phát triển trên 4.000 đảng viên sinh hoạt tại 35 tổ chức cơ sở Đảng. Hầu hết đảng viên có trình độ THPT, hàng ngàn cán bộ đảng viên có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học. Có thể thấy, sự phát triển trưởng thành của đảng bộ và hệ thống chính trị là nhân tố bảo đảm cho sự nghiệp phát triển của thị xã vững chắc, đạt những thành tựu mới to lớn hơn.

45 năm xây dựng và phát triển, với những thành tích đạt được trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, hàng ngàn cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn thị xã đã được Đảng, Nhà nước, chính phủ, các bộ ngành trung ương, được Tỉnh ủy, UBND Tỉnh tặng nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quý như: Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương độc lập, Huân chương lao động, danh hiệu tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, Cờ thi đua, Bằng khen và nhiều phần thưởng khác.

Những kết quả đã đạt được trong suốt chặng đường vẻ vang 45 năm xây dựng và phát triển sẽ là hành trang quý báu, là cơ sở, tiền đề để Đảng bộ và nhân dân trên địa bàn Bỉm Sơn thêm vững tin tiếp tục phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đề ra.
Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC