Đền thờ Bát Hải Long Vương xưa thuộc trang Phú Dương, tổng Trung Bạn, huyện Tống Sơn, trấn Thanh Hoa; nay thuộc khu phố 5, phường Phú Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Theo sách “Thanh Hoa chư thần lục” ((bản dịch), ký hiệu VHv.1290, Thư viện Hán Nôm) của Quốc sử quán triều Nguyễn ghi chép về các vị Thần được tôn thờ ở Thanh Hóa, thì vị Thần được tôn thờ ở trang Phú Dương có Hiệu duệ là “Bát Hải Long Vương tôn Thần” - Vị thủy thần liên quan đến vùng sông, biển.
Miếu thờ Thần Bát Hải Long Vương.
Tương truyền, vào thời Hùng Vương thứ 18, vua Hùng Duệ Vương trị vì đất nước ở vùng đất trong bãi bồi cửa sông Lâu ngày xưa (nay là làng Phú Dương) dân cư thưa thớt, nghề nông chưa phát triển, chủ yếu làm nghề chài lưới. Trong làng có một cô gái mồ côi cả cha lẫn mẹ, thường mò cua bắt ốc ven sông, được vợ chồng một ngư dân vùng bãi ngoài (Nga Sơn) nhận về làm con nuôi.
Trong một lần về thăm quê cũ, ra sông Lâu tắm, bỗng mây nổi, sóng cồn, bỗng một con Giao Long nổi lên quấn lấy nàng, sau đó nàng có thai. Trong một đêm mưa gió, nàng sinh ra một cái bọc. Quá kinh hãi, nàng ôm cái bọc ấy thả xuốngdòng sông Lâu. Cái bọc ấy nhiều lần trôi vào bè vó của một ông lão thuyền chài; thấy kỳ lạ, ông lão vớt lên lấy dao rạch, từ trong bọc chui ra 3 con Hoàng Xà (nửa rồng nửa rắn, mào đỏ, vẩy vàng) trong ánh hào quang tỏa ra chói lọi. Con lớn bơi thẳng vào bờ, rồi biến mất trong cái giếng tự nhiên (nay là Giếng Thiêng đền Bát Hải Long Vương). Hai con nhỏ bơi về phía cửa biển Thần Phù (Nga Sơn).
Vào một đêm mưa to, gió lớn, sấm sét đùng đùng, dân trong vùng nghe âm vang tiếng nói khác thường từ cái giếng ven sông Lâu: “Ta là Thái tử Long cung, được Vua cha sai lên giúp nướcNamđánh giặc”. Biết là có Thần linh hiển báo, hôm sau, các bô lão trong làng đến bên bờ giếng đắp một ụ đất cao, thắp hương, cầu nguyện; rồi kêu gọi nhau bỏ công sức, tiền của dựng một cái miếu thờ, gọi là miếu Thủy Thần để ngày ngày hương khói.
Khi giặc phương Bắc xâm lăng nướcNam, Vua Hùng Duệ Vương sai con rể là Sơn Tinh đánh lui giặc trên bộ. Riêng cánh quân thủy của giặc vì có nội gián chỉ đường theo tám cửa biển đánh sâu vào đất liền, thế giặc rất mạnh nên quan quân thua trận rút dần từng bước. Vua Hùng Duệ Vương lập đàn cầu đảo, được Thiên Đình ứng báo: “Tại bãi trong cửa sông Lâu, có kỳ nhân có thể đánh tan thủy tặc”.Vua sai sứ giả về tìm, dân làng đưa sứ giả đến bên giếng Thần, Hoàng Xà hiện lên thành một chàng trai lực lưỡng khôi ngô tuấn tú. Xin nhà vua cho 10 ngày để triệu hai em và tuyển đủ 10 tướng tài, chiêu mộ quân sĩ sẽ đánh tan giặc giữ.
Giếng Thần.
Kỳ nhân Hoàng Xà dẫn quân tướng ra trận nhanh chóng phá tan giặc trên cả tám cửa biển. Đất nước trở lại thanh bình, Vua Hùng Duệ Vương phong choThần Hoàng Xà là Vĩnh Công Đại Vương và có ý lưu lại cùng lo việc triều chính. Nhưng Vĩnh Công xin được về quê để dạy dân khai hoang, rửa mặn trồng lúa, chài lưới, trồng dâu, nuôi tằm dệt vải, đồng thời cắt cử các quan lớn đã từng theo Thần đi đánh giặc trấn giữ tám cửa biển nướcNam. Từ đó tám cửa biển nướcNamđều yên ổn, dân cư ngày càng đông đúc, trù phú.
Hằng năm, cứ đến dịp ngày đại thắng, Vĩnh Công Đại Vương lại triệu tập các quan lớn ở tám cửa biển về Phú Dương (nơi Thần đang ngự) hội tụ để tâu trình việc trông coi an ninh vùng biển, việc chăn dắt dân chúng ở từng vùng. Trong những ngày hội tụ, Thần Vĩnh Công chủ trì, xem xét tình hình tám cửa biển, nhắc nhở các quan lớn chăm lo việc hướng dẫn, bày bảo cho dân khẩn hoang, lập ấp, cấy lúa trồng màu, đan thuyền, đan lưới đánh bắt cá, tôm và giữ gìn cho dân chúng được yên lành. Vĩnh Công còn cho tổ chức Hội thi bơi thuyền, đánh vật, hát đúm, hát bè giữa các bản hạt, vừa để dân chúng tự hào về chiến công ngày trước và nêu cao tinh thần thượng võ. Bản thân Thần Vĩnh Công cũng tham gia múa hát, vui hội cùng dân chúng.
Công đức của Vĩnh Công đối với dân làng Phú Dương rấtlớn, Ngài sống gần gũi với dân như tình cha con, dạy bảo dân cấy lúa, trồng dâu, chăn tằm dệt vải, đánh bắt cá tôm. Dân Phú Dương cũng như cư dân ở tám cửa biển nướcNamnhờ ân huệ của Ngài ngày càng no đủ, xóm làng sầm uất, cuộc sống bình yên, giàu có, rộn vang tiếng đàn, tiếng hát.
Một hôm Vĩnh Công mời các vị hương lão trong làng Phú Dương đến dặn rằng: “Ta cùng các vị là dân lân hương ấp, ăn ở với nhau như tình ruột thịt, nghĩa như cha con; nay ta sắp phải vâng mệnh về chầu Vua cha Long Vương, nếu có nhớ đến ta thì nhà ta ở đây là Miếu sở, ngày ta đi là ngày Giỗ”.
Tất cả hương lão nghe vậy đều nức nở, bùi ngùi. Bỗng trời đất tối sầm, sấm chớp giữ dội. Lát sau trời quang mây tạnh các hương lão bàng hoàng chỉ còn thấy xiêm y của Vĩnh Công Đại Vương để lại. Hôm đó, nhằm vào ngày 25 tháng Tám năm Mậu Thìn. Dân làng dâng biểu về kinh: Vua Hùng Duệ Vương thương xót ban phong Thần hiệu: “Vĩnh Công Bát Hải Động Đình tôn Thần” lại sai cấp tiền cho dân tổ chức táng tế chu đáo và sửa sang nơi ở của Thần thành Miếu điện, rồi lại hạ sắc miễn thuế cho dân lấy ân lộc ấy hàng năm mà hương khối. Dân làng Phú Dương tôn Thần Bát Hải Long Vương là Thành Hoàng của Làng để cầu mong được Thần phù hộ, độ trì, che chở .
Ngôi Miếu thiêng thờ Bát Hải Long Vương được xây dựng thành ngôi đền lớn vào khoảng những năm giữa thời Lê Trung Hưng (Thời lê Trung hưng từ năm1633-1788). Được tôn tạo vào những năm đầu thời Nguyễn (Thời Nguyễn từ năm1802- 1945). Ngôi đền tọa lạc trên đất làng Phú Dương, bên bờ sông Lâu thuộc tổng Trung Bạn, Phủ Hà Trung , Thanh Hoá (nay là khu phố 5 phường Phú Sơn, Thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa).
Ngôi đền xưa đã bị chiến tranh và sự vô thức một thời tàn phá, nhưng theo ký ức của các cụ cao niên trong làng Phú Dương thì Đền thờ Thần Bát Hải Long Vương là một ngôi đền lớn nhất xã Hà Dương. Ngôi đền xưa kiến trúc theo kiểu chữ Đinh(T), gồm Tiền tế, và Hậu cung; Cung Tiên tế có 5 gian, với 4 vì kèo ghỗ “chồng rường kẻ bẩy, với 12 cột cái và 12 cột quân, xung quanh được thưng ván dổi, mái lợp ngói âm dương, rui mè bằng ghỗ lim. Cung Tiền tế có bộ hương án lớn, hai hàng chấp kích, một hòm lưu giữ các bài văn tế, thơ văn của các nhân sĩ đề tựa, hai lư hương đồng, một đôi hạc đứng trên lưng rùa và hàng chục bát hương bằng gốm, đá có trang trí hoa văn thời Lê. Hậu cung gồm 3 gian, cột lim, tiếp giáp giữa cung tiền tế và hậu cung là máng nước bằng ghỗ có hai trụ đá vuông chống đỡ, Hậu cung có 3 ban thờ, từ thấp lên cao; Thượng ban đặt tượng và Thần vị Bát Hải Long Vương, Trung ban có bát hương và hòm đựng sắc phong, hạ ban có bát hương và các đồ thờ sơn son thếp vàng.
Những năm gần đây với truyền thống “uống nước nhớ nguồn” nhân dân quanh vùng đã góp công của tôn tạo lại ngôi đền này nhưng quy mô nhỏ hơn kiến trúc xưa trên nền móng cũ hướng ra sông Lâu, trong một không gian vừa thoáng đãng vừa thiêng liêng.
Năm 2009 Đền Bát Hải LongVương đã được UBND tỉnh Thanh hóa xếp hạng, công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh.
Để đáp ứng nhu cầu chính đáng về đời sống văn hóa tâm linh của nhân dân trong và ngoài địa bàn Thị xã, để gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của Di tích văn hóa lịch sử; đồng thời giáo dục tinh thần yêu nước và đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” đối với các tầng lớp nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ, chúng tôi thiết nghĩ: Các cấp chính quyền mà, trực tiếp là UBND phường Phú Sơn sớm hoàn chỉnh quy hoạch, dự án trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt, làm cơ sở để kêu gọi, vận động sự đóng góp của nhân dân, nhằm triển khai việc mở rộng tôn tạo Di tích đền Bát Hải long Vương tương xứng với giá trị văn hóa lịch sử của một Di tích cấp Tỉnh.
Đền thờ Bát Hải Long Vương xưa thuộc trang Phú Dương, tổng Trung Bạn, huyện Tống Sơn, trấn Thanh Hoa; nay thuộc khu phố 5, phường Phú Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Theo sách “Thanh Hoa chư thần lục” ((bản dịch), ký hiệu VHv.1290, Thư viện Hán Nôm) của Quốc sử quán triều Nguyễn ghi chép về các vị Thần được tôn thờ ở Thanh Hóa, thì vị Thần được tôn thờ ở trang Phú Dương có Hiệu duệ là “Bát Hải Long Vương tôn Thần” - Vị thủy thần liên quan đến vùng sông, biển.
Miếu thờ Thần Bát Hải Long Vương.
Tương truyền, vào thời Hùng Vương thứ 18, vua Hùng Duệ Vương trị vì đất nước ở vùng đất trong bãi bồi cửa sông Lâu ngày xưa (nay là làng Phú Dương) dân cư thưa thớt, nghề nông chưa phát triển, chủ yếu làm nghề chài lưới. Trong làng có một cô gái mồ côi cả cha lẫn mẹ, thường mò cua bắt ốc ven sông, được vợ chồng một ngư dân vùng bãi ngoài (Nga Sơn) nhận về làm con nuôi.
Trong một lần về thăm quê cũ, ra sông Lâu tắm, bỗng mây nổi, sóng cồn, bỗng một con Giao Long nổi lên quấn lấy nàng, sau đó nàng có thai. Trong một đêm mưa gió, nàng sinh ra một cái bọc. Quá kinh hãi, nàng ôm cái bọc ấy thả xuốngdòng sông Lâu. Cái bọc ấy nhiều lần trôi vào bè vó của một ông lão thuyền chài; thấy kỳ lạ, ông lão vớt lên lấy dao rạch, từ trong bọc chui ra 3 con Hoàng Xà (nửa rồng nửa rắn, mào đỏ, vẩy vàng) trong ánh hào quang tỏa ra chói lọi. Con lớn bơi thẳng vào bờ, rồi biến mất trong cái giếng tự nhiên (nay là Giếng Thiêng đền Bát Hải Long Vương). Hai con nhỏ bơi về phía cửa biển Thần Phù (Nga Sơn).
Vào một đêm mưa to, gió lớn, sấm sét đùng đùng, dân trong vùng nghe âm vang tiếng nói khác thường từ cái giếng ven sông Lâu: “Ta là Thái tử Long cung, được Vua cha sai lên giúp nướcNamđánh giặc”. Biết là có Thần linh hiển báo, hôm sau, các bô lão trong làng đến bên bờ giếng đắp một ụ đất cao, thắp hương, cầu nguyện; rồi kêu gọi nhau bỏ công sức, tiền của dựng một cái miếu thờ, gọi là miếu Thủy Thần để ngày ngày hương khói.
Khi giặc phương Bắc xâm lăng nướcNam, Vua Hùng Duệ Vương sai con rể là Sơn Tinh đánh lui giặc trên bộ. Riêng cánh quân thủy của giặc vì có nội gián chỉ đường theo tám cửa biển đánh sâu vào đất liền, thế giặc rất mạnh nên quan quân thua trận rút dần từng bước. Vua Hùng Duệ Vương lập đàn cầu đảo, được Thiên Đình ứng báo: “Tại bãi trong cửa sông Lâu, có kỳ nhân có thể đánh tan thủy tặc”.Vua sai sứ giả về tìm, dân làng đưa sứ giả đến bên giếng Thần, Hoàng Xà hiện lên thành một chàng trai lực lưỡng khôi ngô tuấn tú. Xin nhà vua cho 10 ngày để triệu hai em và tuyển đủ 10 tướng tài, chiêu mộ quân sĩ sẽ đánh tan giặc giữ.
Giếng Thần.
Kỳ nhân Hoàng Xà dẫn quân tướng ra trận nhanh chóng phá tan giặc trên cả tám cửa biển. Đất nước trở lại thanh bình, Vua Hùng Duệ Vương phong choThần Hoàng Xà là Vĩnh Công Đại Vương và có ý lưu lại cùng lo việc triều chính. Nhưng Vĩnh Công xin được về quê để dạy dân khai hoang, rửa mặn trồng lúa, chài lưới, trồng dâu, nuôi tằm dệt vải, đồng thời cắt cử các quan lớn đã từng theo Thần đi đánh giặc trấn giữ tám cửa biển nướcNam. Từ đó tám cửa biển nướcNamđều yên ổn, dân cư ngày càng đông đúc, trù phú.
Hằng năm, cứ đến dịp ngày đại thắng, Vĩnh Công Đại Vương lại triệu tập các quan lớn ở tám cửa biển về Phú Dương (nơi Thần đang ngự) hội tụ để tâu trình việc trông coi an ninh vùng biển, việc chăn dắt dân chúng ở từng vùng. Trong những ngày hội tụ, Thần Vĩnh Công chủ trì, xem xét tình hình tám cửa biển, nhắc nhở các quan lớn chăm lo việc hướng dẫn, bày bảo cho dân khẩn hoang, lập ấp, cấy lúa trồng màu, đan thuyền, đan lưới đánh bắt cá, tôm và giữ gìn cho dân chúng được yên lành. Vĩnh Công còn cho tổ chức Hội thi bơi thuyền, đánh vật, hát đúm, hát bè giữa các bản hạt, vừa để dân chúng tự hào về chiến công ngày trước và nêu cao tinh thần thượng võ. Bản thân Thần Vĩnh Công cũng tham gia múa hát, vui hội cùng dân chúng.
Công đức của Vĩnh Công đối với dân làng Phú Dương rấtlớn, Ngài sống gần gũi với dân như tình cha con, dạy bảo dân cấy lúa, trồng dâu, chăn tằm dệt vải, đánh bắt cá tôm. Dân Phú Dương cũng như cư dân ở tám cửa biển nướcNamnhờ ân huệ của Ngài ngày càng no đủ, xóm làng sầm uất, cuộc sống bình yên, giàu có, rộn vang tiếng đàn, tiếng hát.
Một hôm Vĩnh Công mời các vị hương lão trong làng Phú Dương đến dặn rằng: “Ta cùng các vị là dân lân hương ấp, ăn ở với nhau như tình ruột thịt, nghĩa như cha con; nay ta sắp phải vâng mệnh về chầu Vua cha Long Vương, nếu có nhớ đến ta thì nhà ta ở đây là Miếu sở, ngày ta đi là ngày Giỗ”.
Tất cả hương lão nghe vậy đều nức nở, bùi ngùi. Bỗng trời đất tối sầm, sấm chớp giữ dội. Lát sau trời quang mây tạnh các hương lão bàng hoàng chỉ còn thấy xiêm y của Vĩnh Công Đại Vương để lại. Hôm đó, nhằm vào ngày 25 tháng Tám năm Mậu Thìn. Dân làng dâng biểu về kinh: Vua Hùng Duệ Vương thương xót ban phong Thần hiệu: “Vĩnh Công Bát Hải Động Đình tôn Thần” lại sai cấp tiền cho dân tổ chức táng tế chu đáo và sửa sang nơi ở của Thần thành Miếu điện, rồi lại hạ sắc miễn thuế cho dân lấy ân lộc ấy hàng năm mà hương khối. Dân làng Phú Dương tôn Thần Bát Hải Long Vương là Thành Hoàng của Làng để cầu mong được Thần phù hộ, độ trì, che chở .
Ngôi Miếu thiêng thờ Bát Hải Long Vương được xây dựng thành ngôi đền lớn vào khoảng những năm giữa thời Lê Trung Hưng (Thời lê Trung hưng từ năm1633-1788). Được tôn tạo vào những năm đầu thời Nguyễn (Thời Nguyễn từ năm1802- 1945). Ngôi đền tọa lạc trên đất làng Phú Dương, bên bờ sông Lâu thuộc tổng Trung Bạn, Phủ Hà Trung , Thanh Hoá (nay là khu phố 5 phường Phú Sơn, Thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa).
Ngôi đền xưa đã bị chiến tranh và sự vô thức một thời tàn phá, nhưng theo ký ức của các cụ cao niên trong làng Phú Dương thì Đền thờ Thần Bát Hải Long Vương là một ngôi đền lớn nhất xã Hà Dương. Ngôi đền xưa kiến trúc theo kiểu chữ Đinh(T), gồm Tiền tế, và Hậu cung; Cung Tiên tế có 5 gian, với 4 vì kèo ghỗ “chồng rường kẻ bẩy, với 12 cột cái và 12 cột quân, xung quanh được thưng ván dổi, mái lợp ngói âm dương, rui mè bằng ghỗ lim. Cung Tiền tế có bộ hương án lớn, hai hàng chấp kích, một hòm lưu giữ các bài văn tế, thơ văn của các nhân sĩ đề tựa, hai lư hương đồng, một đôi hạc đứng trên lưng rùa và hàng chục bát hương bằng gốm, đá có trang trí hoa văn thời Lê. Hậu cung gồm 3 gian, cột lim, tiếp giáp giữa cung tiền tế và hậu cung là máng nước bằng ghỗ có hai trụ đá vuông chống đỡ, Hậu cung có 3 ban thờ, từ thấp lên cao; Thượng ban đặt tượng và Thần vị Bát Hải Long Vương, Trung ban có bát hương và hòm đựng sắc phong, hạ ban có bát hương và các đồ thờ sơn son thếp vàng.
Những năm gần đây với truyền thống “uống nước nhớ nguồn” nhân dân quanh vùng đã góp công của tôn tạo lại ngôi đền này nhưng quy mô nhỏ hơn kiến trúc xưa trên nền móng cũ hướng ra sông Lâu, trong một không gian vừa thoáng đãng vừa thiêng liêng.
Năm 2009 Đền Bát Hải LongVương đã được UBND tỉnh Thanh hóa xếp hạng, công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh.
Để đáp ứng nhu cầu chính đáng về đời sống văn hóa tâm linh của nhân dân trong và ngoài địa bàn Thị xã, để gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của Di tích văn hóa lịch sử; đồng thời giáo dục tinh thần yêu nước và đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” đối với các tầng lớp nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ, chúng tôi thiết nghĩ: Các cấp chính quyền mà, trực tiếp là UBND phường Phú Sơn sớm hoàn chỉnh quy hoạch, dự án trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt, làm cơ sở để kêu gọi, vận động sự đóng góp của nhân dân, nhằm triển khai việc mở rộng tôn tạo Di tích đền Bát Hải long Vương tương xứng với giá trị văn hóa lịch sử của một Di tích cấp Tỉnh.