Truy cập

Hôm nay:
2458
Hôm qua:
3747
Tuần này:
6205
Tháng này:
27916
Tất cả:
6442233

Lễ hội đình làng Gạo năm 2024.

Trong 3 ngày từ 31/3 – 2/4/2024 (Tức 22/2 – 24/2 âm lịch), phường Đông Sơn đã tổ chức Lễ hội Đình làng Gạo năm 2024. Chính lễ diễn ra vào sáng ngày 2/4 (tức 24/2 âm lịch). Tới dự có đồng chí Mai Thế Trị - Phó Chủ tịch UBND Thị xã.

le hoi dinh lang gao1.jpg

Đình Làng Gạo thuộc Điền Đoài, nay thuộc khu phố Đoài Thôn, phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn. Đình thờ Tô Đại Liêu tôn Thần, Thái úy Tô Hiến Thành – Thượng đẳng phúc thần. Ông là người văn võ song toàn, cương trực, liêm khiết, trung nghĩa, thương dân, làm quan đến chức Đại Liêu phù tá, có công cầm quân đánh dẹp quân phiến loạn, lập nhiều công lớn.

Tháng 11 năm 116, theo lệnh vua Lý Anh Tông, Thái úy Tô Hiến Thành đem hai vạn quân đi tuần du phòng bị vùng ven biển và tuyên cáo cho dân các miền biên trấn thấy rõ ân đức của Triều đình. Tô Hiến Thành giao cánh quân bộ đến vùng Thanh Đớn, điền Đoài, điền Đông lập hành cung. Thời gian lưu tại đây tuy không lâu nhưng Tô Hiến Thành đã lệnh cho chức dịch của làng miễn thuế 3 năm cho dân sở tại, cho thầy thuốc giỏi Tống Quốc Sư chữa bệnh dịch tả đang hoành hành. Ông còn khuyến dụ dân khai hoang lập ấp, cho quân tiễu trừ giặc, cấp tiền cho dân chài nghèo khó đóng thuyền, mua lưới làm phương tiện mưu sinh. Sau khi ông mất, dân trong làng lập đền thờ và tôn vinh Thái úy Tô Đại Liêu Tô Hiến Thành và Tống Quốc Sư làm Thành hoàng làng.


le hoi dinh lang gao.jpg

Tương truyền
, trước đây, người dân trong làng chỉ cấy một vụ lúa, cuộc sống vô cùng cơ cực. Sau này được quan Tượng trị Quốc công Trần Cao Sơn – quê Nghệ An cho đào một con mương dẫn nước về tưới tiêu. Từ đó, dân làng làm ruộng hai vụ, lúa gạo no đủ.

Dưới thời Tây Sơn, vua Quang Trung trong lần dẫn quân ra Bắc đại phá quân Thanh xâm lược, qua đất Điền Đoài đã dừng lại để bổ sung quân lương. Tại đây, quân đội của vua Quang Trung đã được dân làng nhiệt tình đóng góp, ủng hộ rất nhiều lúa gạo. Đình làng làm nơi tích trữ lương thực. Cảm kích trước tấm lòng của người dân, vua Quang Trung đã ra lệnh đổi tên thành làng Gạo để nhắc nhớ nghĩa tình của đất và người nơi đây, đình làng từ đó có tên là đình làng Gạo. Năm 1993, Đình được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Ngoài đình làng, nhiều địa điểm khác trong làng cũng lưu lại dấu chân của Nghĩa quân như đồng Cắm Cờ, đồng Bãi Ác, gò Bia…


le hoi dinh lang gao5.jpg

Trong không khí trang nghiêm, thành kính, các nghi lễ đánh trống khai hội, dâng hương, tế lễ đã được tiến hành nghiêm cẩn, nhằm cầu mong Thành hoàng che chờ, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Sau các nghi lễ truyền thống là chương trình văn hóa văn nghệ đặc sắc.


le hoi dinh lang gao4.jpg

Trong khuôn khổ lễ hội, phần hội diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động: Giải bóng chuyền hơi, kéo co, giao lưu văn nghệ…


Hà Nghĩa

Lễ hội đình làng Gạo năm 2024.

Trong 3 ngày từ 31/3 – 2/4/2024 (Tức 22/2 – 24/2 âm lịch), phường Đông Sơn đã tổ chức Lễ hội Đình làng Gạo năm 2024. Chính lễ diễn ra vào sáng ngày 2/4 (tức 24/2 âm lịch). Tới dự có đồng chí Mai Thế Trị - Phó Chủ tịch UBND Thị xã.

le hoi dinh lang gao1.jpg

Đình Làng Gạo thuộc Điền Đoài, nay thuộc khu phố Đoài Thôn, phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn. Đình thờ Tô Đại Liêu tôn Thần, Thái úy Tô Hiến Thành – Thượng đẳng phúc thần. Ông là người văn võ song toàn, cương trực, liêm khiết, trung nghĩa, thương dân, làm quan đến chức Đại Liêu phù tá, có công cầm quân đánh dẹp quân phiến loạn, lập nhiều công lớn.

Tháng 11 năm 116, theo lệnh vua Lý Anh Tông, Thái úy Tô Hiến Thành đem hai vạn quân đi tuần du phòng bị vùng ven biển và tuyên cáo cho dân các miền biên trấn thấy rõ ân đức của Triều đình. Tô Hiến Thành giao cánh quân bộ đến vùng Thanh Đớn, điền Đoài, điền Đông lập hành cung. Thời gian lưu tại đây tuy không lâu nhưng Tô Hiến Thành đã lệnh cho chức dịch của làng miễn thuế 3 năm cho dân sở tại, cho thầy thuốc giỏi Tống Quốc Sư chữa bệnh dịch tả đang hoành hành. Ông còn khuyến dụ dân khai hoang lập ấp, cho quân tiễu trừ giặc, cấp tiền cho dân chài nghèo khó đóng thuyền, mua lưới làm phương tiện mưu sinh. Sau khi ông mất, dân trong làng lập đền thờ và tôn vinh Thái úy Tô Đại Liêu Tô Hiến Thành và Tống Quốc Sư làm Thành hoàng làng.


le hoi dinh lang gao.jpg

Tương truyền
, trước đây, người dân trong làng chỉ cấy một vụ lúa, cuộc sống vô cùng cơ cực. Sau này được quan Tượng trị Quốc công Trần Cao Sơn – quê Nghệ An cho đào một con mương dẫn nước về tưới tiêu. Từ đó, dân làng làm ruộng hai vụ, lúa gạo no đủ.

Dưới thời Tây Sơn, vua Quang Trung trong lần dẫn quân ra Bắc đại phá quân Thanh xâm lược, qua đất Điền Đoài đã dừng lại để bổ sung quân lương. Tại đây, quân đội của vua Quang Trung đã được dân làng nhiệt tình đóng góp, ủng hộ rất nhiều lúa gạo. Đình làng làm nơi tích trữ lương thực. Cảm kích trước tấm lòng của người dân, vua Quang Trung đã ra lệnh đổi tên thành làng Gạo để nhắc nhớ nghĩa tình của đất và người nơi đây, đình làng từ đó có tên là đình làng Gạo. Năm 1993, Đình được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Ngoài đình làng, nhiều địa điểm khác trong làng cũng lưu lại dấu chân của Nghĩa quân như đồng Cắm Cờ, đồng Bãi Ác, gò Bia…


le hoi dinh lang gao5.jpg

Trong không khí trang nghiêm, thành kính, các nghi lễ đánh trống khai hội, dâng hương, tế lễ đã được tiến hành nghiêm cẩn, nhằm cầu mong Thành hoàng che chờ, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Sau các nghi lễ truyền thống là chương trình văn hóa văn nghệ đặc sắc.


le hoi dinh lang gao4.jpg

Trong khuôn khổ lễ hội, phần hội diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động: Giải bóng chuyền hơi, kéo co, giao lưu văn nghệ…


Hà Nghĩa

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC